Việt Nam hướng tới quốc gia có thu nhập cao

Việt Nam hướng tới quốc gia có thu nhập cao

Theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, mục tiêu đến năm 2025, Việt Nam là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp. Đến năm 2030 là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. Đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao.
  • Có một Thành phố Hồ Chí Minh xanh bên sông Sài Gòn

    Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố sông nước bởi ở đây có ba con sông lớn là sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, sông Nhà Bè, cùng hệ thống kênh rạch lớn nhỏ lan tỏa khắp thành phố tạo nên những không gian đô thị độc đáo bên sông. Thành phố quy hoạch phát triển không gian đô thị dọc sông Sài Gòn nhằm tạo dựng một đô thị sông nước xanh và hiện đại. Đến nay, bức tranh về một đô thị xanh bên sông Sài Gòn đoạn khu vực trung tâm của thành phố đã dần định hình với diện mạo hiện đại, trẻ trung, năng động.
  • Thủ đô Hà Nội - thành phố di sản của Việt Nam

    Với lịch sử hơn 1.000 năm, Hà Nội là thủ đô văn hiến, thành phố di sản, thành phố vì hòa bình. Nơi đây có hệ thống di sản văn hóa vô cùng phong phú và đặc sắc được hình thành, bồi đắp qua hàng nghìn năm lịch sử. Hà Nội hiện dẫn đầu cả nước về số lượng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể với hàng nghìn di tích, lễ hội, làng nghề, trong đó có nhiều di sản đã được UNESCO công nhận.
  • Sa Pa - bản giao hưởng của thiên nhiên và văn hoá miền Tây Bắc

    Nhiều du khách quốc tế thường ví Sa Pa (Lào Cai) như một bản giao hưởng quyến rũ về thiên nhiên và văn hoá vùng cao Tây Bắc. Bởi ở đó vừa có sự khoáng đạt, thơ mộng, hùng vĩ của thiên nhiên, lại vừa có cả những sắc màu rực rỡ về đời sống, văn hóa các dân tộc thiểu số như Mông, Dao đỏ, Tày, Giáy, Xá Phó.. tạo nên sức quyến rũ đặc biệt riêng có của thị xã du lịch nổi tiếng thế giới này.
  • Những đảo ngọc trên vùng biển phương Nam

    Phú Quốc, Nam Du và Côn Đảo là ba quần đảo nổi tiếng trên vùng biển phương Nam của Tổ quốc, luôn được gọi tên trong các cuộc bình chọn về du lịch của khu vực và thế giới trong những năm gần đây. Ba địa danh này được mệnh danh là những “đảo ngọc” bởi có vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ, kì thú, giàu bản sắc văn hóa biển và có thế mạnh nổi trội về tiềm năng nghề cá nên đang trở thành động lực để Việt Nam đầu tư phát triển kinh tế biển, trong đó du lịch biển được xem là mũi nhọn đột phá.
  • Trên những vùng đảo Rồng

    Với ước mơ chinh phục biển cả, tự ngàn xưa, người Việt đã xây dựng nên những truyền truyết về Rồng gắn liền với nhiều địa danh trên vùng biển Vịnh Bắc Bộ. Ví dụ như thành phố Hải Phòng có huyện đảo Bạch Long Vĩ có nghĩa là “đuôi rồng trắng”; tỉnh Quảng Ninh có huyện đảo Vân Đồn gắn liền với địa danh vịnh Bái Tử Long có nghĩa là “đàn rồng con”, có cảng Cái Rồng có nghĩa là “rồng mẹ” và huyện đảo Cô Tô có bãi đá Móng Rồng. Ngày nay, ba huyện đảo này đang là điểm sáng trong việc phát triển kinh tế biển ở miền Bắc.

Chùa Mét - ngôi cổ tự trên "đất học" Cổ Am

Toạ lạc trên địa bàn xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng, Chùa Mét được xây dựng vào khoảng thế kỷ XVI bởi tướng quân Trần Khắc Trang. Ngôi chùa này từng là nơi tu hành của nhiều nhà sư nổi tiếng (trong đó có Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm) nên được coi là một trường học Phật giáo, một trung tâm văn hóa của vùng Cổ Am.
Múa bát của người Tày ở Bắc Kạn

Múa bát của người Tày ở Bắc Kạn

Múa bát là điệu múa cổ của người Tày được hình thành trong quá trình lao động sản xuất từ lâu đời. Điệu múa bát có liên quan đến nghề dệt vải truyền thống của người Tày. Đây là nghệ thuật trình diễn dân gian quan trọng trong dịp Tết, lễ hội truyền thống hằng năm.
Hà Nội sản xuất nông sản an toàn và hướng tới xuất khẩu

Hà Nội sản xuất nông sản an toàn và hướng tới xuất khẩu

Những ngày qua, bão Yagi (bão số 3) và hoàn lưu bão đã gây hậu quả nặng nề tại các tỉnh, thành phía Bắc, trong đó có Hà Nội. Mưa bão làm thực phẩm tươi sống trở nên khan hiếm. Để giải quyết bài toán này, ngành Nông nghiệp Hà Nội chủ động xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp an toàn theo chuỗi liên kết, không những bảo đảm an toàn thực phẩm mà còn hướng tới xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ lực.

UNESCO và Thành phố Di sản Hà Nội

Nhân dịp 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024),  ông Jonathan Wallace Baker, Trưởng Đại diện Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) tại Việt Nam đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo ảnh Việt Nam về thành phố Di sản Hà Nội.

Top